1. Lịch sử:
Khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật (LL, LS & PBMT) được thành lập từ năm 1978, tiền thân là Khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật. Các nghiên cứu về lịch sử cũng như các hoạt động lý luận, phê bình mỹ thuật đã được hình thành trong mỹ thuật Việt Nam từ rất lâu. Vì vậy, việc GS. Trần Đình Thọ và PGS. Nguyễn Trân quyết định thành lập LL, LS & PBMT đã khởi đầu cho việc đào tạo một cách bài bản ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật.
Bên cạnh các môn học về lịch sử mỹ thuật thế giới đã được giảng dạy từ thời kỳ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, các môn chuyên ngành như lịch sử mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật học, mỹ học… đã được đưa vào chương trình đào tạo chuyên ngành, tạo ra một định hướng khác hẳn các khoa nghiên cứu về lịch sử như Khảo cổ học mỹ thuật ở các trường đào tạo Khoa học xã hội. Chương trình đào tạo này được PGS. Nguyễn Trân tham khảo từ các phân môn của Khoa sử mỹ thuật của trường Đại học Mátxcơva nơi ông tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các thành quả nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam của người Pháp, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, các nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Chu Quang Trứ, Trần Lâm Biền... được đưa vào giảng dạy.
Sự ra đời của Khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật là một dấu mốc quan trọng trong việc tạo ra thế hệ các nhà lý luận, phê bình mới. Họ là những người đã đồng hành cùng nghệ sĩ trong chặng đường hoạt động mỹ thuật. Bên cạnh đó, họ tiếp tục kế thừa và phát huy các thành tựu nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam trên mọi lĩnh vực như: mỹ thuật cổ, mỹ thuật hiện đại, mỹ thuật đương đại và mỹ thuật ứng dụng.
2. Chức năng - Nhiệm vụ:
Khoa Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo trình độ cử nhân về Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, có kiến thức chuyên ngành vững chắc và kiến thức đa ngành phong phú, cùng với khả năng ngoại ngữ cơ bản (tiếng Anh và tiếng Pháp) để có thể đảm nhận được nhiều vị trí công việc cũng như góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ lý luận mỹ thuật cho nước nhà.
Tốt nghiệp khoa Lý luận & LSMT, sinh viên có một sự lựa chọn phong phú và nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau như: cán bộ nghiên cứu mỹ thuật làm việc tại các viện Văn hóa và Nghệ thuật; giảng viên tại các trường Đại học và Cao đẳng về văn hóa và nghệ thuật; cán bộ phê bình mỹ thuật; quản lý văn hóa nghệ thuật và tổ chức các triển lãm, các hoạt động nghệ thuật tại các trung tâm văn hóa nước ngoài, các gallery, art space, nhà triển lãm… Bên cạnh đó, sinh viên sau khi ra trường cũng có thể trở thành nhà báo, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ bảo tồn, bảo tàng…
Ngoài ra, để đáp ứng về nhu cầu thưởng ngoạn mỹ thuật của công chúng, sinh viên khoa này có thể tổ chức giới thiệu với công chúng thưởng thức nghệ thuật bằng các bài viết, bài báo, bài bình luận về tác giả - tác phẩm; về các phong trào, khuynh hướng sáng tác và hoạt động mỹ thuật trong nước và quốc tế.
4. Ngành đào tạo: Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật (Tiếng Anh: Theory, history and criticism of Fine Arts)
5. Chuẩn đầu ra:
Ngoài các yêu cầu chung về đạo đức nghề nghiệp, thái độ tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng an ninh theo qui định hiện hành và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, người học sau khi tốt nghiệp mỗi trình độ của giáo dục đại học ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:
5.1. Kiến thức
- Hoàn thành khối lượng kiến thức toàn khoá theo thời gian đào tạo 4 năm.
- Có kiến thức lý thuyết cơ bản về mỹ thuật tạo hình, bao gồm các kiến thức về mỹ thuật học, mỹ học, lịch sử tư tưởng thẩm mỹ, curator và các kiến thức liên ngành như: văn hóa dân gian, tâm lý học nghệ thuật, nhân học, xã hội học, cơ sở văn hóa Việt Nam, lý luận quản lý văn hóa, nghiệp vụ báo chí, marketing, nhiếp ảnh, tổ chức sự kiện…
- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu về lịch sử mỹ thuật Việt Nam, lịch sử mỹ thuật thế giới, lý luận mỹ thuật, phê bình mỹ thuật.
- Có phương pháp nghiên cứu và có đủ kiến thức thực tế chuyên ngành để thực hành nghề nghiệp, có thể giải quyết các công việc phức tạp liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, lý luận và phê bình mỹ thuật.
- Có kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức quản lý, điều hành, có kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực mỹ thuật.
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin để ứng dụng trong học tập, nghiên cứu và trao đổi thông tin.
- Có kiến thức ngoại ngữ để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo thuộc ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.
5.2. Kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng vận dụng các lý thuyết và các phương pháp để thực hành viết các bài giới thiệu, phê bình và nghiên cứu mỹ thuật.
- Có kỹ năng và phương pháp khoa học trong nghiên cứu lịch sử mỹ thuật.
- Có kỹ năng, phương pháp giám tuyển và tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật chuyên nghiệp.
- Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lý luận, lịch sử, phê bình mỹ thuật và các lĩnh vực khác về mỹ thuật.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật để hoàn thành công việc phức tạp trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế hay lý thuyết trong lĩnh vực Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.
- Có năng lực định hướng chuyên môn mỹ thuật để xử lý các vấn đề trong phạm vi địa phương và vùng miền.
- Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình về công việc liên quan đến lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật; lĩnh vực mỹ thuật
- Có kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động mỹ thuật.
- Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
- Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc, trình bày ý kiến trong công việc liên quan đền ngành mỹ thuật.
5.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực lý luận, lịch sử, phê bình mỹ thuật và mỹ thuật. Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về kỹ thuật thuộc ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.
- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể để thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy về lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.
- Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn mỹ thuật ở quy mô trung bình.
6. Nội dung đào tạo chính yếu của ngành:
Chương trình đào tạo của khoa Lý luận & LSMT hiện nay được xây dựng theo hệ thống bao gồm các học phần: Kiến thức giáo dục đại cương và Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó có sự kết hợp giữa các học phần lý thuyết chuyên ngành và các học phần thực hành.
6.1. Các học phần lý thuyết
Ngoài các học phần giáo dục đại cương, các học phần lý thuyết chuyên ngành cung cấp kiến thức chuyên sâu về mỹ thuật, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, lý luận và phê bình mỹ thuật: Lịch sử mỹ thuật Việt Nam; Lịch sử mỹ thuật thế giới; Mỹ thuật học; Lý luận mỹ thuật; Phê bình mỹ thuật; Curator; Mỹ học và Lịch sử tư tưởng thẩm mỹ
Bên cạnh đó là một hệ thống các môn lý thuyết đa ngành, nhằm đào tạo cho sinh viên một hành trang kiến thức đầy đủ và hoàn thiện hơn.
- Tâm lý học nghệ thuật; Marketing văn hóa nghệ thuật; Nhiếp ảnh; Quản lý văn hóa; Nghiệp vụ báo chí; Xã hội học; Nhân học; Hán Nôm...
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp
6.2. Các học phần thực hành
Các học phần thực hành về tạo hình cung cấp kiến thức thực tế về các loại hình, chất liệu mỹ thuật: Hình họa; Thực hành các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ; Điêu khắc; Trang trí – Bố cục
Bên cạnh đó là các học phần thực tập nghề nghiệp với những chuyến điền dã tại các di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tại nhiều địa phương (Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng…). Các chuyến điền dã giúp cho sinh viên có kỹ năng cơ bản của một nhà nghiên cứu như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, đạc biểu kiến trúc, in dập hoa văn, ghi chép, phỏng vấn và viết bài nghiên cứu.
7. Danh sách giảng viên:
- TS. Đặng Thị Phong Lan, Phó Hiệu Trưởng, Trưởng khoa
- PGS.TS. Trang Thanh Hiền, giảng viên môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Lý luận mỹ thuật
- Th.s Trần Thị Hoàng Ngân, giảng viên môn Lịch sử mỹ thuật thế giới, Curator
- Th.s Lê Thị Tiềm, giảng viên môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Mỹ thuật học
- Th.s Đỗ Thị Thu Hà, giảng viên môn Tiếng Pháp
- CN Nguyễn Hồng Vân, giảng viên môn Tiếng Anh
8. Địa chỉ: P.603, Nhà F, bet360
, 42 Yết Kiêu, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm , TP. Hà Nội.
9. Trang Facebook:
10. Địa chỉ email:
[email protected]